Return to site

Địa điểm vui chơi ngoại thành hà nội (phần 5)

26. Cột cờ Hà Nội
broken image
Cột cờ Hà Nội

Hãy cùng Halotravel khám phá nhé Kỳ đài “Cột cờ Hà Nội” nằm trên đường Điện Biên Phủ, thuộc quận Ba Đình, Hà Nội, được xây dựng năm 1812, dưới thời Vua Gia Long triều Nguyễn trên phần đất phía nam của Hoàng thành Thăng Long, nơi xây tòa thành Tam Môn của Hoàng thành Thăng Long thời Lê. Đây là điểm chuẩn, đánh dấu sự khởi nguyên ở đầu phía nam trục chính tâm của tòa thành, từ đây theo đường “ngư đạo”, qua Đoan Môn rồi tới điểm quan trọng nhất, điểm trung tâm của Hoàng thành là điện Kính Thiên.

27. Hỏa Lò
broken image
Hỏa Lò

Nhà tù Hỏa Lò nằm trên phố Hoả Lò, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (trước nằm trên đất làng Phụ Khánh thuộc tổng Vĩnh Xương huyện Thọ Xương) được Thực dân Pháp xây dựng năm 1896. Hỏa Lò có tổng diện tích hơn 12.000 m2, là một trong những nhà tù lớn và kiên cố bậc nhất Đông Dương thời bấy giờ.

Tên tiếng Pháp ban đầu của nhà tù này là Maison Centrale, có nghĩa là Đề lao Trung ương hay Ngục thất Hà Nội. Đây là ngục thất trung ương của cả hai xứ Trung và Bắc Kỳ, giam giữ nhiều hạng người, trong đó có những tù phạm chính trị, những người ái quốc chống lại chính quyền thực dân Pháp từ năm 1896 đến 1954. Diện tích còn lại 2.434m2 hiện được quy hoạch bảo tồn thành khu di tích lịch sử

28. Công viên Lê nin (vườn hoa Chi Lăng)
broken image
Công viên Lê Nin

Công viên Lê Nin (tên gọi trước đây là vườn hoa Chi Lăng) nằm đối diện với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tại thủ đô Hà Nội. Công viên nằm trên mặt phố Điện Biên Phủ, Trần Phú và Hoàng Diệu. Khuôn viên của công viên có hình tam giác, với tổng diện tích 17.183 m2, trong đó bao gồm quần thể kiến trúc tượng đài Lê Nin.

29. Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ thuộc thôn Tây Hồ, nay là phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Phủ Tây Hồ cách trung tâm HN khoảng 4km về phía Tây. Phủ nằm trên bán đảo lớn của làng Nghi Tàm, nhô ra giữa Hồ Tây. Phủ thờ Bà chúa Liễu Hạnh – một trong những đại diện đạo Mẫu ở Việt Nam là một trong tứ bất tử của Việt (Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh).

Tục truyền rằng: bà là Quỳnh Hoa – con gái thứ hai của Ngọc Hoàng, bị đày xuống trần gian vì tội làm vỡ ly ngọc quý. Xuống hạ giới, nàng chu du, khám phá khắp mọi miền, qua đảo Tây Hồ dừng lại, phát hiện ra đây là nơi địa linh sơn thủy hữu tình, bèn lưu lại mở quán nước làm cớ vui thú văn chương giữa thiên nhiên huyền diệu.

Như tiền duyên xui khiến, Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan trong lần đi thuyền dạo chơi trên hồ, thấy cảnh đẹp, bèn ghé vào quán Tiên chúa. Tâm đầu ý hợp, họ cùng vịnh bài thơ “Tây Hồ ngự quán” mà nay vẫn còn lưu truyền mãi. Tiên chúa ở đây trong bao lâu không ai biết, chỉ biết khi Phùng Khắc Khoan trở lại tìm thì không còn. Để nguôi ngoai nỗi nhớ, ông cho lập đền thờ người tri âm. Cái xuất xứ ly kỳ của phủ Tây Hồ là thế.